NHNN/Cổ tức

Khoản vay nước ngoài nào phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước?

Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 12/2022/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hàng ngày 30/08/2022 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.

2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm.

3. Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.

Trình tự thực hiện đăng ký khoản vay?

Hồ sơ đăng ký khoản vay?

Trường hợp nào phải thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với NHNN?

Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 12/2022/TT-NHNNNHNN, bên đi vay phải đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với NHNN nếu thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của NHNN, trừ trường hợp:

- Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong vòng 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được NHNN xác nhận;

- Thay đổi địa chỉ của bên đi vay nhưng không thay đổi tỉnh, thành phổ nơi bên đi vay đặt trụ sở chính;

- Thay đổi bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay và việc thay đổi đó làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay;

- Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm;

- Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản vay so với kể hoạch đã được NHNN xác nhận nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phủ quy định tại thỏa thuận vay.

- Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi 100 đơn vị tiền tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tiền đã đăng ký.

- Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ.

Trình tự thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay?

Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay?

Chế độ báo cáo khoản vay nước ngoài?

Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập hàng trả chậm là gì? Có phải báo cáo với NHNN không?

Doanh nghiệp cần xác định bản chất của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng mua bán với người không cư trú có phải khoản vay nước ngoài nhập hàng trả chậm không. Khoản 11, Điều 44, Thông tư 12 quy định:

Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó:

a) Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:

Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;

Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;

b) Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:

Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;

Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán;

c) Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.

- Như vậy, các khoản nhập khẩu hàng hóa trả chậm có thời hạn thanh toán cuối cùng trong vòng:

(i) dưới 90 ngày kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải; hoặc

(ii) dưới 45 ngày kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải

thì không được tính là khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm và không thuộc đối tượng phải báo cáo NHNN.

- Các khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký với NHNN nhưng Doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ chế độ báo cáo các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập hàng trả chậm.

Thời điểm nào nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài?

Nhà đầu tư có thể chuyển lợi nhuận ra nước ngoài vào:

Thời điểm nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài là:

Ngoài ra, trên báo cáo tài chính của năm phát sinh lợi nhuận không còn lỗ lũy kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của luật doanh nghiệp.

Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam khi:


 Điều kiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là gì?

Điều kiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của công ty TNHH được quy định theo Điều 69 Luật Doanh nghiệp và thông tư 186/2010/TT-BTC như sau:

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài được tính như thế nào?

Lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài hàng năm là Lợi nhuận được chia hoặc thu được của năm tài chính cộng (+) Các khoản lợi nhuận khác trừ (-) Các khoản đã sử dụng hoặc cam kết sử dụng để tái đầu tư tại Việt Nam.

Lưu ý: số lợi nhuận trên sẽ không được chuyển tra nước ngoài nếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp 1. Công ty công ty TNHH hai thành viên trở lên

Trong trường hợp công ty là công ty TNHH hai thành viên trở lên, việc chia lợi nhuận công ty sẽ phụ thuộc vào phần vốn góp của từng thành viên tương ứng với lợi nhuận sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: Công ty là công ty cổ phần

Trong trường hợp công ty  là công ty cổ phần thì lợi nhuận trả cho thành viên công ty được gọi là cổ tức. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Nghĩa là, lợi nhuận sẽ được chia dựa trên số cổ phần mà mỗi thành viên sở hữu trong công ty.

Việc tính tỷ lệ chi trả cổ tức được tính theo công thức sau:

Tỉ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ phần/Thu nhập một cổ phần

Hình thức trả cổ tức: 

- Cổ đông sẽ có thêm khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh có lãi của công ty.

- Vốn điều lệ của công ty được giữ nguyên.

- Số lượng cổ phần của cổ đông và tổng số vốn điều lệ của công ty tăng thêm.

- Là hình thức “tái đầu tư” đối với cổ đông. Số cổ phần cổ đông sở hữu càng nhiều thì mức cổ tức năm tiếp theo họ được nhận càng cao.

Tổng số lợi nhuận thu được trong quá trình đầu tư tại Việt Nam trừ (-) các khoản: các khoản lợi nhuận đã chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận đã được sử dụng để tái đầu tư, và các khoản nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng cho các chi tiêu khác tại Việt Nam.

Khi chuyển lợi nhuận ra ngoài có phải kê khai và nộp thuế không?

Thời điểm để xác định thu nhập chịu thuế:

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (×) với thuế suất 5%.

Cách thực hiện: Đơn vị chi trả phải có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi trả lợi nhuận và kê khai theo mẫu 06 KK/TNCN.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.

FAQ TOP