Thuế NTNN

Thuế nhà thầu là gì? 

Thuế nhà thầu được hiểu là loại thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ nước ngoài khi kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam theo khoản 37 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.

Nhà thầu phụ nước ngoài được quy định như sau:

+ Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì nhà thầu phụ nước ngoài thuộc nhóm nhà thầu phụ.

+ Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.

Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013. 

Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu

Q: Ai là đối tượng chịu thuế nhà thầu?

A: Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu theo Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC như sau:

- Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt NamHoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài)

Hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam

Hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; Bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại. 

Đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu

Tại Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng không phải áp dụng thuế nhà thầu cụ thể như sau:

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:

- Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

- Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

- Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;

- Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);

- Xúc tiến đầu tư và thương mại;

- Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;

- Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);

- Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của Luật Viễn thông; Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công. 

Thời hạn đăng ký thuế nhà thầu 

Theo tại điểm d khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí.

Bên cạnh đó, Công văn 755/TCT-KK ngày 05/3/2015 có quy định:

Về thời hạn đăng ký thuế đối với bên Việt Nam nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài là trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay. 

Hồ sơ đăng ký thuế nhà thầu và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký

Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế nhà thầu gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.

- Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài mẫu số BK04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC (nếu có);

- Bản sao Giấy xác nhận đăng ký văn phòng Điều hành; hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).

Địa điểm nộp hồ sơ: Cục Thuế nơi nhà thầu đặt trụ sở. 

Người nộp thuế nhà thầu gồm cá nhân, tổ chức nào?

Người nộp thuế nhà thầu được quy định tại Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC như sau:

* Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài đảm bảo các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Việc kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ.

Việc xác định nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú, đối tượng cư trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

* Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh:

- Mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ;

- Mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms);

- Thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Hợp tác xã;

+ Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

+ Nhà thầu dầu khí hoạt động theo Luật Dầu khí;

+ Chi nhánh của Công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;

+ Tổ chức nước ngoài hoặc đại diện của tổ chức nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;

+ Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của Hãng hàng không nước ngoài có quyền vận chuyển đi, đến Việt Nam, trực tiếp vận chuyển hoặc liên danh;

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển của hãng vận tải biển nước ngoài; đại lý tại Việt Nam của Hãng giao nhận kho vận, hãng chuyển phát nước ngoài;

+ Công ty chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại nơi quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài mở tài khoản đầu tư chứng khoán;

+ Các tổ chức khác ở Việt Nam;

+ Các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. 

Các loại thuế áp dụng đối với thuế nhà thầu

Theo Điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì các loại thuế áp dụng đối với thuế nhà thầu bao gồm:

- Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

- Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.

- Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành. 

Thuế nhà thầu trong trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng thuế nhà thầu cụ thể như sau:

"Điều 1. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

...

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ 1:

- Trường hợp 1: doanh nghiệp X ở nước ngoài ký hợp đồng mua vải của doanh nghiệp Việt Nam A, đồng thời chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam B (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp X có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp X với doanh nghiệp B (doanh nghiệp X bán vải cho doanh nghiệp B).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp X là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này và doanh nghiệp B có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp X theo quy định tại Thông tư này."

Như vậy, trường hợp của công ty tương tự như ví dụ 1 nêu trên. Trường hợp này công ty B (nước ngoài) có thu nhập phát sinh tại Việt Nam dựa trên hợp đồng bán hàng hóa cho công ty A, phát sinh nghĩa vụ thuế nhà thầu. Trường hợp công ty không có hiện diện thương mại tại Việt Nam; công ty A có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho công ty B. 

Thuế nhà thầu liên quan đến chi phí đăng quảng cáo trên Facebook, Google hiện nay được hiểu thế nào?

Hoạt động quảng cáo trên Facebook, Google, YouTube,…có thể tồn tại dưới 02 dạng thức sau:

- Trường hợp công ty thuê doanh nghiệp khác tại Việt Nam để thực hiện quảng cáo trên Facebook, Google,… Trường hợp này sẽ không có vấn đề gì, vì toàn bộ khoản tiền chi cho quảng cáo nếu có hợp đồng và hoá đơn/chứng từ hợp pháp. Vi vậy đều được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN theo quy định. Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 như sau:

- Trường hợp công ty trực tiếp giao dịch quảng cáo với các tổ chức nước ngoài như Facebook, Google,... Như vậy sẽ phát sinh thuế nhà thầu (do đây là đối tượng phải khai, nộp thuế nhà thầu nhưng lại không đặt cơ sở thường trú tại Việt Nam. Vì vậy buộc các DN Việt phải có trách nhiệm phải khai và nộp thuế nhà thầu thay cho họ). Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định như sau:

Bản chất thuế nhà thầu: Chúng ta sẽ nộp thay cho các đơn vị nước ngoài (Facebook, Google, YouTube,…), và các đơn vị nước ngoài sẽ trả lại cho bên Việt Nam (trừ trường hợp các bên có những thỏa thuận khác trong hợp đồng). 

Người nộp thuế nhà thầu liên quan đến chi phí đăng quảng cáo trên Facebook, Google là ai?

Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp Google, Facebook,… là DN nước ngoài (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) ký hợp đồng với công ty của Việt Nam (gọi chung là bên Việt Nam) để cung cấp dịch vụ quảng cáo trên ứng dụng Google, Facebook,… và phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Vậy thì Google, Facebook,… thuộc đối tượng nộp thuế nhà thầu (bao gồm thuế GTGT và thuế TNDN) tại Việt Nam (Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC)

Người nộp thuế được xác định theo một trong hai cách sau:

- Cách thứ nhất: Người có doanh thu, tức là các nhà cung cấp, các tập đoàn như Google, Facebook, YouTube…, sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Khi đó, họ sẽ thu tiền của khách hàng là tiền dịch vụ và thuế. Sau khi thu xong, họ sẽ giữ lại phần tiền dịch vụ của họ, còn phần thuế họ nộp cho Nhà nước (áp dụng đối với trường hợp họ có hiện diện thương mại tại Việt Nam, ký hợp đồng với đại lý thuế tại Việt Nam, tự nguyện đăng ký, kê khai và nộp thuế,…)

- Cách thứ hai: Người dùng dịch vụ, tức là các cá nhân, công ty ở VN phải nộp. Khi đó, Facebook, Google, YouTube… chỉ thu tiền dịch vụ thôi. Còn phần thuế sẽ được ghi trong hóa đơn là “không bao gồm thuế”, hoặc trong hợp đồng cung cấp dịch vụ nói rõ bên dùng dịch vụ phải nộp thuế. Trong trường hợp này, người dùng dịch vụ tại VN sẽ phải nộp thuế.

Đánh giá: Do Facebook, Google không đặt cơ quan đại diện tại VN (không đáp ứng điều kiện theo Điều 8 Thông tư số 103/2014/TT-BTC). Như vậy bên Việt Nam ký hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết với bên nước ngoài có trách nhiệm khai, nộp thay thuế nhà thầu cho bên nước ngoài. Bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho bên nước ngoài và khấu trừ thuế nhà thầu trước khi thanh toán cho bên nước ngoài (Căn cứ Điều 11 Thông tư số 103/2014/TT-BTC).

Tham khảo kết luận tại điểm 3 Công văn 1550/TCT-CS năm 2018 như sau:

“…Căn cứ các quy định trên, về nguyên tắc trường hợp Google, Facebook (Nhà thầu nước ngoài) ký hợp đồng với Công ty TNHH VNIS Việt Nam (bên Việt Nam) để cung cấp dịch vụ quảng cáo trên ứng dụng Google, Facebook và phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì Google, Facebook thuộc đối tượng nộp thuế nhà thầu (thuế GTGT, thuế TNDN) tại Việt Nam. Công ty TNHH VNIS Việt Nam có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho Nhà thầu nước ngoài theo quy định…" 

Cách xác định số thuế phải nộp cho phần tiền quảng cáo

Số thuế nhà thầu phải nộp = (doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ tính thuế GTGT 5%) + (doanh thu tính thuế TNDN x tỷ lệ tính thuế TNDN 5%) (Theo khoản 2 Điều 12 và khoản 2 Điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC)

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế GTGT là DT đã bao gồm tất cả các thuế

- Doanh thu tính thuế TNDN là DT đã bao gồm tất cả các thuế trừ thuế GTGT

Trường hợp giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế (net):

- DTTT TNDN = Giá trị hợp đồng / (1- tỷ lệ thuế TNDN)

- DTTT GTGT = DTTT TNDN /(1- tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên DT )

- Thuế GTGT = DTTT GTGT x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên DT

- Thuế TNDN = DTTT TNDN x tỷ lệ thuế TNDN

Trường hợp giá trị hợp đồng bao gồm thuế (gross):

- Thuế GTGT = Giá trị hợp đồng x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên DT

- Thuế TNDN = (Giá trị hợp đồng – thuế GTGT) x tỷ lệ thuế TNDN

Trường hợp giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT:

- Thuế TNDN = Giá trị hợp đồng x tỷ lệ thuế TNDN

- DTTT GTGT = Giá trị hợp đồng /(1 – tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên DT )

- Thuế GTGT = DTTT GTGT x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên DT

Hiện tại hầu như Google, Facebook,…đều xác định giá trị hợp đồng là tiền net, nên cách tính số 1 sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Trong kỳ, công ty có thanh toán cho Google chi phí quảng cáo là: 200 đồng. Lúc này, công ty tiến hành nộp thuế nhà thầu cho Google để chi phí quảng cáo được tính vào chi phí được trừ. Vậy, số tiền công ty phải kê khai và nộp thuế như sau:

- Doanh thu tính thuế TNDN = 200 đồng/(1-5%) = 210,52 đồng

- Doanh thu tính thuế GTGT = 210,52 đồng/(1-5%) = 221,6 đồng

- Thuế TNDN phải nộp = 210,52 đồng x 5% = 10, 526 đồng

- Thuế GTGT phải nộp = 221,6 đồng x 5% = 11,08 đồng 

FAQ TOP