Tư vấn Kế toán

Ghi nhận doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán hiện hành, ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.


Chuẩn mực kế toán lãi suất

Chuẩn mực số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
Hệ thống chuẩn mực trong đợt 4, được ban hành theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC và Thông tư 20/2006/TT-BTC. Với một số các quy định chung như sau:

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn việc trình bày bổ sung các thông tin cần thiết trong báo cáo tài chính của các Ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho các Ngân hàng và Tổ chức tài chính tương tự (sau đây gọi chung là Ngân hàng) bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức tài chính tương tự có hoạt động chính là nhận tiền gửi, đi vay với mục đích để cho vay và đầu tư trong phạm vi hoạt động của ngân hàng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác về hoạt động ngân hàng.  

03. Chuẩn mực này hướng dẫn việc trình bày những thông tin cần thiết trong báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất của các Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng khuyến khích việc trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính những thông tin về kiểm soát khả năng thanh toán và kiểm soát rủi ro của các Ngân hàng. Đối với những tập đoàn có hoạt động ngân hàng thì chuẩn mực này được áp dụng cho các hoạt động đó trên cơ sở hợp nhất.”




Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho 

 Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho
Hệ thống chuẩn mực trong đợt 1, được ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC và Thông tư 161/2007/TT-BTC. Với một số các quy định chung như sau:

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho.”



Chuẩn mực về tài sản cố định 

Hệ thống chuẩn mực trong đợt 1, được ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC và Thông tư 161/2007/TT-BTC  
Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình
Với một số các quy định chung như sau:

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ hữu hình, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho TSCĐ hữu hình.”

 Chuẩn mực số 04 - Tài sản cố định vô hình
Với một số các quy định chung như sau:

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ) vô hình, gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ vô hình, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho TSCĐ vô hình.”



IAS16

Chuẩn mực IAS 16

Mục tiêu của IAS 16 là mô tả phương pháp kế toán cho bất động sản, nhà xưởng và thiết bị để người sử dụng báo cáo tài chính có thể biết được thông tin về đầu tư của đơn vị vào bất động sản, nhà xưởng và thiết bị cùng với những thay đổi trong khoản đầu tư đó.

Các vấn đề chính trong kế toán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị bao gồm: ghi nhận tài sản, xác định giá trị còn lại và chi phí khấu hao, ghi nhận các khoản lỗ do suy giảm giá trị liên quan đến tài sản đó.

Phạm vi

Chuẩn mực này phải được áp dụng trong kế toán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trừ khi một Chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép một phương pháp kế toán khác, ví dụ:

·         Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được phân loại là được giữ để bán theo IFRS 5 Tài sản dài hạn giữ để bán và các hoạt động bị chấm dứt.

·         Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp ngoài cây lâu năm cho sản phẩm (xem IAS 41 Nông nghiệp).

·         Việc ghi nhận và xác định giá trị các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá (xem IFRS 6 Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản).

·         Quyền khoáng sản và trữ lượng khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các tài nguyên không tái sinh tương tự.

 Tuy nhiên, Chuẩn mực này áp dụng cho bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được sử dụng để phát triển hoặc duy trì 3 loại tài sản cuối ở trên. [IAS 16.3] Đơn vị sử dụng mô hình chi phí cho bất động sản đầu tư theo quy định tại IAS 40 Bất động sản đầu tư phải sử dụng mô hình chi phí trong Chuẩn mực này cho bất động sản đầu tư chủ sở hữu. [IAS 16.5] Chuẩn mực này áp dụng cho các cây lâu năm cho sản phẩm nhưng không áp dụng cho việc sản xuất trên cây lâu năm cho sản phẩm. [IAS 16.3]


Chuẩn mực kế toán về chi phí trả trước

Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay
Hệ thống chuẩn mực trong đợt 2, được ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC và Thông tư 161/2007/TT-BTC. Với một số các quy định chung như sau:

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán chi phí đi vay.”



Chuẩn mực kế toán về nợ xấu

 Chuẩn mực số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Hệ thống chuẩn mực trong đợt 5, được ban hành theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC và Thông tư 21/2006/TT-BTC. Với một số các quy định chung như sau:
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, gồm: Nguyên tắc ghi nhận; xác định giá trị; các khoản bồi hoàn; thay đổi các khoản dự phòng; sử dụng các khoản dự phòng; áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp để kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, ngoại trừ:

a) Các khoản mục phát sinh từ các hợp đồng thông thường, không kể các hợp đồng có rủi ro lớn;

b) Những khoản mục đã quy định trong các chuẩn mực kế toán khác.”



Chuẩn mực kế toán của các khoản tích lũy phúc lợi hưu trí 

Chuẩn mực số 19 - Hợp đồng bảo hiểm
Hệ thống chuẩn mực trong đợt 5, được ban hành theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC Thông tư 21/2006/TT-BTC.Với một số các quy định chung như sau:

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp đánh giá và ghi nhận các yếu tố của hợp đồng bảo hiểm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, gồm:

a)  Phương pháp kế toán hợp đồng bảo hiểm trong các doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Trình bày và giải thích số liệu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm.

02. Chuẩn mực này áp dụng đối với:

a) Kế toán hợp đồng bảo hiểm (bao gồm cả hợp đồng nhận tái và nhượng tái bảo hiểm);

b) Các công cụ tài chính với đặc điểm là có phần không đảm bảo gắn liền với Hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm phát hành.”

Chuẩn mực kế toán giảm giá trị 

 Chuẩn mực số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán

Hệ thống chuẩn mực trong đợt 4, được ban hành theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC và Thông tư 20/2006/TT-BTC. Với một số các quy định chung như sau:

01. Mục đích của Chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán và trình bày sự thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót để doanh nghiệp có thể lập và trình bày báo cáo tài chính một cách nhất quán. Chuẩn mực này cũng nhằm mục đích nâng cao tính phù hợp, độ tin cậy của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và khả năng so sánh các báo cáo tài chính của doanh nghiệp giữa các kỳ và với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác.

02. Chuẩn mực này áp dụng để xử lý những thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa sai sót của các kỳ kế toán trước.”


FAQ TOP