Thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật. 

Ai phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế như sau:

- Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

- Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;

+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;

+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;

+ Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

- Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.” ( được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013)

Thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Đối với doanh thu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Cụ thể:

Đối với chi phí được trừ:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi phí được trừ sẽ bao gồm các chi phí không thuộc các chi phí không được trừ và đáp ứng đầu đủ các điều kiện sau:

Đối với các khoản thu nhập khác:

Các khoán thu nhập khác được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Có thể kể đến một số thu nhập như:

Lưu ý: Với mỗi loại thu nhập này đều được quy định cụ thể với những điều kiện cụ thể cần đáp ứng.

Thu nhập được miễn thuế

Các khoản thu nhập được miễn thuế quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Một số thu nhập được miễn thuế có thể kể đến như:

Lưu ý: Đối với mỗi loại thu nhâp này đều được quy định cụ thể và phải đáp ứng các điều kiện cụ thể để được miễn thuế.

Các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN 

Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh khoản chi bằng ngoại tệ. 

Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN 

Theo khoản 2, Điều 9 Luật Thuế TNDN 2008, các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm: 

- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện được trừ theo quy định tại mục 1 nêu trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.

- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định.

- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

- Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật.

- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật.

- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu.

- Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thuế suất 

Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì mức thuế suất áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% tại Mục 1.2 bên dưới hoặc trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi. 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì mức thuế suất từ 32% đến 50% áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh, cụ thể:

Đối với doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thuế suất 40%: Áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Lưu ý: Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đã bị bãi bỏ. Hiện tại, cơ quan thuế đang áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP) để xác định địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Thuế suất 50%: Áp dụng với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí (khoản 3 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC).


1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm.

2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%.

3. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm.

4. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20%.

5. Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 6 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định xác định thu nhập tính thuế như sau:

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

- Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh thì thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Trường hợp chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), chuyển nhượng bất động sản nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể có bán bất động sản là tài sản cố định thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 

4.1 Thời gian quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Cụ thể thời gian thực hiện quyết toán thuế TNDN như sau:

Thời gian quyết toán thuế đối với trường hợp đặc biệt:

4.2 Thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Dưới đây là trình tự thực hiện và thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

Bước 1. Lập hồ sơ quyết toán thuế

Thành phần hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gồm có:

Ngoài ra, tùy theo thực tế phát sinh đặc thù của từng doanh nghiệp mà nộp thêm các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. 

Bước 2: Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN tại cơ quan thuế

Doanh nghiệp nộp thuế tại cơ quan thuế nơi có trụ sở chính. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách nộp thuế sau:

Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận và giải quyết

Doanh nghiệp lưu ý cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thời gian quyết toán thuế để chủ động tính toán mức thuế phải nộp và thời gian nộp. Tránh trường hợp nộp thuế muộn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế

Tại khoản 1 Điều 14 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên;

- Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 14 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; cung cấp không đầy đủ, không chính xác số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo quy định nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước;

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan khi được cơ quan thuế yêu cầu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn buộc phải cung cấp lại thông tin với các hành vi nêu trên.

FAQ TOP