GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

ERC là gì ?`

ERC là viết tắt của từ tiếng Anh Enterprise Registration Certificate, nghĩa là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. Đây là Giấy phép được cấp cho các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ năm 2005 (sửa đổi) , Luật Doanh nghiệp 2014 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2020.

Phân biệt ERC, IRC và BRC của Công ty có vốn nước ngoài

IRC nghĩa là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. ERC nghĩa là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. BRC nghĩa là Giấy phép kinh doanh. Các thuật ngữ này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp FDI. Nhất là trong lĩnh vực Phân phối, thương mại. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động Phân phối cần xin ba loại Giấy phép cơ bản:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020;

- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.

NỘI DUNG TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm 5 nội dung sau:

KHI NÀO ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP?

1. Trường hợp cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đủ các điều kiện sau đây:

2. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

1. Các trường hợp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

8 trường hợp thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh gồm có:

Trường hợp nội dung thay đổi không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như: thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh; thay đổi nội dung đăng ký thuế… thì doanh nghiệp vẫn cần làm thủ tục thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp. 

2. Thời hạn thực hiện

3. Nhận kết quả

Thủ tục thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

* Thời hạn đăng ký thay đổi:

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

* Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

* Thủ tục đăng ký thay đổi:

Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với từng trường hợp cụ thể được quy định từ Điều 47 đến Điều 55, từ Điều 61 đến Điều 64 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

* Thủ tục đăng ký thay đổi theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài

Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

- Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực.

Kèm theo hồ sơ đăng ký phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.

5 TRƯỜNG HỢP BỊ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 5 trường hợp sau đây:

FAQ TOP