Tiền lương

Căn cứ Luật Lao động 2019 hiện hành 

Khái niệm tiền lương

Q:  Các khoản nào được xem là tiền lương?

A:   Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, lương (tiền lương) được quy định là tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Nguyên tắc trả lương

Q: Có nguyên tắc về việc trả lương không?

A:  Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động trả lương đảm bảo 2 nguyên tắc sau đây:

- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023

Q: Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 cụ thể của người lao động làm việc tại các công ty tư nhân (khu vực ngoài nhà nước) được thực hiện như thế nào? 

A:   Căn cứ: Nghị định số 38/2022/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng.

  Theo đó, Mức lương tối thiểu theo tháng đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động phân theo 4 vùng như sau:

      - Vùng I:                 4.680.000    đồng/tháng.

      - Vùng II:               4.160.000    đồng/tháng.

      - Vùng III:              3.640.000    đồng/tháng.

      - Vùng IV:               3.250.000    đồng/tháng.


    Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 và Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. 

Phụ cấp lương

Q: Cho tôi hỏi mức phụ cấp lương năm 2023 là bao nhiêu? Có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động không?

A:  Tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về mức phụ cấp lương cụ thể rằng phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên.

Theo đó, pháp luật không đặt ra mức phụ cấp lương cụ thể mà sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau.

Căn cứ Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH liệt kê các loại phụ cấp cụ thể như sau:

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Các phụ cấp có tính chất tương tự.

Theo đó, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về số lượng của các loại phụ cấp mà chỉ có quy định mang tính liệt kê nêu trên. Việc trả phụ cấp lương loại nào, có hay không có phụ cấp lương là tùy thuộc vào giao kết, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động này.

Quy định về việc làm thêm giờ

Q: Quy định làm thêm giờ theo luật lao động mới nhất 2023 có thay đổi gì so với năm 2022? Số giờ làm thêm tối đa với người lao động là bao nhiêu? 

A:  Quốc hội thông qua Nghị quyết 80/2023/QH15 (có hiệu lực từ ngày 09/01/2023) trong đó, nêu rõ Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 09/01/2023.

Vì vậy, số giờ làm thêm với người lao động năm 2023 thực hiện theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

(1) Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

- Phải được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản (2).


(2) Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản (2), người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.


Như vậy số giờ làm thêm năm 2023 với người lao động không quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm (trừ một số trường hợp được làm thêm không quá 300 giờ năm).

Cách tính tiền lương làm thêm giờ (OT)

Q: Tôi làm thêm giờ thì cách tính tiền lương làm thêm giờ như thế nào?

A: Căn cứ pháp lý:

1. Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày năm 2023

1.1. Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày với người lao động hưởng lương theo thời gian

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ  làm thêm

Trong đó:

- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm).

Lưu ý: Tiền lương giờ thực trả không bao gồm:

+ Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động;

+ Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến;

+ Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

+ Tiền hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

- Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

1.2. Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

- Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;

- Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

- Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

- Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.

- Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Chế độ nghỉ phép

Q: Tôi nghỉ việc tại Công ty hiện tại, nhưng vẫn còn ngày phép chưa sử dụng thì có yêu cầu công ty thanh toán tiền nghỉ phép còn lại được không?

A: 

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết ngày phép như sau:

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, theo luật định có 2 trường hợp đương nhiên được thanh toán tiền phép năm cho những ngày chưa nghỉ hết đó là do: thôi việc hoặc bị mất việc làm.

(Trước năm 2021, NLĐ vẫn được thanh toán cho những ngày chưa nghỉ hết vì “lý do khác”).

Ngoài ra, nếu giữa NLĐ và doanh nghiệp có thoả thuận về việc thanh toán phép năm những ngày chưa nghỉ hết thì thực hiện theo thoả thuận.

Số ngày nghỉ phép năm của NLĐ:

- NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

- Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

- NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

- Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Quy định về nghỉ Lễ, Tết

Q: Quy định về nghỉ Lễ Tết như thế nào?

A: Theo quy định tại Điều 112 của Luật Lao Động 2019 có quy định về nghỉ Lễ Tết như sau:

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

Tùy vào điều kiện phù hợp, ngày nghỉ được Thủ tưởng Chính Phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ

Thời gian và mức lương thử việc tối thiểu

Q: Thời gian và mức lương thử việc theo quy định như thế nào?

A: Theo Điều 25, Điều 26 của Luật Lao Động 2019 có quy định như sau:

Loại Hợp đồng lao động

Q: Hiện nay có mấy loại hợp đồng lao động, tôi có thể ký nhiều loại hợp đồng lao động không?

A: Từ ngày 01/01/2021 sẽ chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động thay vì 03 loại như quy định hiện nay tại Bộ luật Lao động 2012.

03 loại hợp đồng lao động hiện nay gồm:

Nội dung Hợp đồng lao động

Q: Những nội dung cần thiết trong Hợp đồng lao động?

A: Theo khoản 1 Điều 21, nội dung của một Hợp đồng lao động đòi hỏi phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

Quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động

Q: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động?

A: Theo Điều 35 của Luật Lao Động, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với các trường hợp sau:

Theo Điều 36 của Luật Lao Động, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với các trường hợp sau:

 Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

FAQ TOP